.
Parts Of Your Car
.
Air cleaner/filter: Air is drawn through it. Contains a filter that blocks dirt before it can enter the engine.
Air intake manifold: Air is distributed into the combustion chamber.
Alternator: Takes over from the battery when the engine is running. Recharges the battery and supplies power to all electrical components.
Battery: Supplies the initial electrical power that starts the engine.
Carburetor: Most new cars now have fuel injected
engines. Older vehicles have carburetors. This gadget mixes air and fuel
in the proper ratio for burning in the engine’s combustion chambers.
Coolant reservoir (tank): Holds hot coolant (antifreeze) that overflows from the radiator and also draws back into the radiator as it is needed.
Distributor: Distributes high voltage electricity to the spark plugs, one at a time.
Exhaust manifold: Set of pipes, one for each cylinder that conducts exhaust away from cylinders.
Fuel injection system: Sprays controlled amount of fuel directly into either the intake manifold or combustion chambers, resulting in a very precise air to fuel ratio that improves fuel economy.
Muffler: The interior “baffles” and tubes quiet the explosive release of exhaust.
Suspension system: This system receives a great deal of punishment from the roads. This system consists of shock absorbers, Struts, springs, and motor mounts, tires, tie rods, ball joints, control arms, torsion bar, strut rods, spindle, axles.
Power steering reservoir: This reservoir contains fluid for your power steering system. Once the reservoir cap is unscrewed the cap will consist of a dip stick. This will identify the fluid levels.
Brake fluid reservoir: The brake fluid level can be inspected by the plastic box or bottle by the fire wall on the driver side.
Disc brakes: A metal disk that spins with the wheel that the brake pad uses to pressure against to stop.
Oil dip stick: The stick that’s used to check the level of the motor oil.
Rear Axle: A shaft that connects the power from the transmission to the wheels.
Radiator: The device that helps to remove heat from the cooling system as coolant passes through it.
Timing Belt: Replace as scheduled if applicable for
your vehicle. Timing belts are commonly used on Japanese cars. The
timing belt is a rubber belt that drives the engine’s internal
components. The timing belt is not easily visible and should be replaced
at the indicated mileage and time not on visual wear like a normal
drive belt. If the timing belt breaks, the engine stops and costly
internal engine damage can occur. The water pump on some vehicles is
driven by the timing belt, and should be replaced with the timing belt
replacement. Consult owner’s manual or ask the repair shop if this is
the case on your car.
Most of us women don’t think we are smart enough to understand how a
car’s engine works, but they’re dead wrong. If a man can understand, so
can we. We don’t have to know how to fix them, but it helps if we
understand them.
Basic automotive technology: ignition part one:
Well as you all know cars are the things you see outside everyday. Some of you just get on your car and drive without thinking how your car works when you turn your key. Yes, the car turns on. But there is actually there are a lot of things happening that make your car turn on. If you would like to know how it works please go to basic automotive technology: ignition part two.
Basic automotive technology: ignition part two:
There are a lot of components that make the car turn on. The first thing you have to know is that your car has electricity flowing threw it at all times. And when you turn your key a metal touches the positive cable which makes your car turn on. There are more parts to making your car turn on if you would like to learn more please go to basic automotive technology: ignition part three.
Basic automotive technology:ignition part three
Ignition switch or key turns, the electricity is sent to the starter relay which sends another jolt of electricity to your cars engine. When you hear the engine starting up it’s actually engine pulling gas from the gasoline tank but if you want to learn more about that please go to basic automotive technology: engines.
Basic automotive technology: engines
There are many different kinds of engines manufactured today but before we go into that lets talk about to your cars engine. An engine in the automotive world is also referred to as block. This block has a ring with many teeth to it. Also called a fly wheel and the wheel connects to the crankshaft. If you would like to learn more please go to basic automotive technology: engines part two.
Lot of part in part 1 we only talked about two there is the main bearing caps, the rings, the wrist pin, the piston, the piston rod, the piston caps, the main bearings, the harmonic Damper and the camshaft. These parts all form together to make your cars engine. Now there are many different kinds they are v4, v6, v8, and even a v12 when you hear that it means how many pistons it has. Thank you for reading I will be posting more information at a later time.
The engine or block has a
SÁU ĐIỀU CƠ BẢN "LÍNH MỚI" CẦN BIẾT
Nhiều lái xe mới, đặc biệt là các chị em phụ nữ, chỉ biết
một việc đơn giản khi sử dụng xe là điều khiển nó chuyển động từ địa
điểm này đến địa điểm kia. Nhưng thực tế thì có những tình huống thường
xuyên xảy ra mà bất kỳ lái xe nào cũng có thể tự xử lý. Dưới đây là 6
công việc cơ bản:
1. Thay lốp dự phòng
Lốp xe bị thủng là chuyện thường tình, và mỗi lái xe cần hiểu về hệ
thống lốp trên chiếc xe mình đang sử dụng. Đối với các loại xe cao cấp
được trang bị lốp run-flat thì câu chuyện không cần phải bàn. Còn với
các loại xe có lốp dự phòng thì công việc của lái xe lúc này là khẩn
trương tìm địa điểm bằng phẳng, rộng rãi thích hợp để thay.
Thường thì trong cốp của tất cả các loại xe đều đã có đủ thiết bị để
làm công việc này (gồm kích, cờ-lê tháo lốp và lốp dự phòng), vì vậy
lái xe cần chú ý kiểm tra kỹ các thiết bị này trước khi khởi hành.
Trước khi thao tác thay lốp phải kéo phanh tay, đồng thời gạt cần số về
chế độ P (Park) đối với số tự động và cài số (có thể là số 1) đối với
hộp số sàn.
Dùng cờ-lê nới lỏng các ốc vít bánh xe (chỉ nới lỏng chứ không tháo
hẳn). Tiếp đó, chống kích vào phần chassis gần trục bánh xe bị thủng
sao cho gờ nhô ra của chassis lọt vào rãnh của kích. Điều chỉnh kích
cho bánh xe nâng hẳn lên rồi tháo bánh xe ra. Tiếp đó, lắp lốp dự phòng
vào, hạ kích xuống rồi vặn chặt các bu-lông. Chú ý là lốp dự phòng
thường chỉ được sử dụng tạm thời trên quãng đường nhất định nên lái xe
cần cho xe đến trung tâm dịch vụ gần nhất để sửa chữa chiếc lốp bị
thủng và lắp lại.
2. Ắc quy yếu và không khởi động được
Trước tiên bạn phải chắc chắn rằng xe không nổ được là do ắc quy yếu
hay hết điện. Thường thì khi ắc quy bị cạn nước (với ắc quy axit),
nguồn điện trên xe bị rò, xe bị ngập nước hoặc xe để lưu lâu ngày không
sử dụng sẽ bị hiện tượng này.
Thiết bị cần dùng trong tình huống này là bộ dây câu điện và một
nguồn điện một chiều có hiệu điện thế tương ứng với ắc-quy của xe.
Nguồn điện này có thể là một ắc quy dự phòng hoặc một chiếc xe với hệ
thống điện làm việc bình thường.
Dùng dây đấu nối các đầu cực của ắc quy dự phòng (hoặc ắc quy của xe
vẫn hoạt động tốt) vào ắc quy trên xe của bạn (chú ý màu của dây phải
phù hợp với màu của đầu cực ắc quy). Tiếp đó, khởi động xe (thường thì
khởi động được ngay nếu nguyên nhân là do ắc quy bị yếu điện) rồi mang
xe đến gara gần nhất để xử lý.
3. Kiểm tra áp suất lốp
Trước tiên cần nhận thức đúng tầm quan trọng của áp suất lốp chuẩn.
Lốp xe bị thiếu áp suất 0,4km/cm2 có thể làm cho tuổi thọ của lốp rút
ngắn tới 25%, lực ma sát tăng khoảng 15% và tiêu thụ nhiên liệu tăng
tới 5%. Trái lại, nếu lốp bị thừa áp suất 0,4kg/cm2 hoặc hơn, chúng có
thể dễ dàng bị xé nếu đi vào các cạnh ổ gà hoặc gặp các viên đá nhọn
trên đường.
Trên thị trường hiện nay có bán các loại thiết bị đo áp suất lốp xe.
Mỗi lái xe cần tự trang bị cho mình vì đây là thứ sẽ phải sử dụng
thường xuyên trong quá trình dùng xe. Áp suất có thể mất một nửa mà lốp
trông vẫn không xẹp nên việc phát hiện bằng mắt thường xem lốp nào
thiếu áp suất đôi khi là điều khó khăn. Các chủ xe cần biết thông số áp
suất lốp của xe để tự theo dõi thường xuyên.
Hãy nhớ rằng thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra áp suất lốp là khi
lốp nguội, và lý tưởng nhất là kiểm tra vào buổi sáng sau khi xe đã
được nghỉ ngơi ban đêm. Việc kiểm tra vào lúc nóng sau một hành trình
dài sẽ cho kết quả sai bởi nhiệt độ sẽ làm tăng áp suất lốp. Việc kiểm
tra áp suất cần được tiến hành hàng tháng.
4. Kiểm tra mức dầu động cơ
Dầu bôi trơn vừa có tác dụng làm cho động cơ vận hành bình thường
vừa có tác dụng làm mát. Trên phần lớn các dòng xe hiện đại, que thăm
dầu nằm dọc theo block máy và được đánh dấu bằng biểu tượng can dầu
hoặc có viết chữ “engine oil”.
Rút que thăm dầu đó ra trong lúc động cơ nguội. Dùng một chiếc rẻ
sạch lau sạch dầu bám trên đó. Đưa que thăm dầu vào một lần nữa rồi
nhanh chóng rút ra. Ở phía đầu cuối của que thăm dầu bạn sẽ biết được
mức dầu của động cơ nếu có dầu bám vào que. Nếu dầu bám nằm trong giới
hạn đánh dấu của que thì yên tâm. Nếu dầu bám ở dưới giới hạn, bạn cần
bổ sung thêm sớm. Còn nếu không có tí dầu nào bám ở que thì phải nghĩ
ngay đến việc đưa xe tới gara để kiểm tra hoặc đổ dầu.
Cần biết xe của bạn đang dùng loại dầu gì và nếu cần thiết bạn có
thể chuẩn bị sẵn trong xe một hộp dầu dự phòng để sử dụng trong trường
hợp đột xuất.
5. Kiểm tra nước làm mát
Nước làm mát là thành tố quan trọng đặc biệt đối với động cơ ô tô,
nhưng kiểm tra nước làm mát lại là một trong những công việc đơn giản
nhất mà mỗi lái xe cần làm thường xuyên. Bình bổ sung nước làm mát
thường được bố trí gần thành xe bên trong khoang máy. Trên vỏ bình được
đánh dấu bằng các vạch chỉ mức nước phù hợp.
Mỗi tài xế cần xem xe của mình sử dụng loại nước làm mát nào và tự trang bị cho mình một bình nước làm mát dự phòng. Hàng tuần (thậm chí hàng ngày nếu xe vận hành nhiều), lái xe cần mở ca-pô kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết.
6. Bình tĩnh xử lý khi bị sa lầy
Trong điều kiện địa hình Việt Nam, các tình huống sa lầy chủ yếu là
khi xe gặp bùn lầy hoặc cát. Ở nhiều nước trên thế giới, người tham gia
giao thông còn có thể bị sa lầy trong tuyết. Trên hầu hết các dòng xe
du lịch hiện đại đều đã có sẵn móc kéo trong cốp hoặc các móc kéo được
gắn sẵn ở thanh rầm trước đầu xe. Các lái xe cần biết địa hình mình tới
để có thể sắm thêm các thiết bị off-road phù hợp như dây cáp, bánh
lưới xích, xẻng…
Khi phát hiện thấy xe bị sa lầy trong bùn hay cát, điều đầu tiên cần chú ý là đừng cố gắng nhấn chân ga để thoát. Bánh xe quay tít sẽ chỉ làm cho xe bị lún sâu hơn vào bùn hay cát mà thôi. Lùi xe lại một chút (nếu được), rồi dùng tất cả những thứ có thể ở xung quanh như gạch đá, thanh gỗ… để chèn xuống phía trước của bánh xe dẫn động rồi thật từ từ cho xe tiến qua. Nếu biện pháp này vẫn không được thì sử dụng các thiết bị off-road (hầu hết các bác tài già đều có đủ các thiết bị này).
Theo Autonet
CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA MỘT HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ ( P1)
Hệ thống lái của các loại ô tô ngày nay hết sức đa dạng và phong phú về nguyên lý cũng như về kết cấu, tuy nhiên về cơ bản chúng đều có 4 bộ phận chính sau đây: Vành lái, trục lái, cơ cấu lái (hộp số lái), dẫn động lái.
Mặc dù hệ thống lái của các loại ô tô ngày nay hết sức đa dạng và phong phú về nguyên lý cũng như về kết cấu, từ hệ thống lái của xe con, xe tải, hệ thống lái trên các loại xe có hệ thống treo độc lập đến các xe có hệ thống treo phụ thuộc tuy nhiên về cơ bản chúng đều có 4 bộ phận chính sau đây:
Vành lái,
trục lái,
cơ cấu
lái (hộp số lái),
dẫn động lái.
Hình 1. Sơ đồ kết cấu một hệ thống lái đơn giản.
1 - Vành tay lái. 4 - Khung xe.
2 - Trục lái. 5 - Các cơ cấu dẫn động lái 3 - Hộp số lái.
Hình 2. Cách bố trí hệ thống lái trên xe
1. Vành tay lái:
Vành tay lái (Volant) là bộ phận đặt trên buồng lái có nhiệm vụ tiếp nhận mô men quay của người lái và truyền cho trục lái. Vành tay lái có cấu tạo tương đối giống nhau trên các loại xe ô tô, nó bao gồm một vành hình tròn lõi bằng thép bên ngoài
được bọc bằng vật liệu nhựa hoạc da, được lắp ghép với trục lái bằng then hoa, ren và đai ốc. Bên trong vành lái thông thường có bố trí ba nan hoa. Ngoài chức năng chính như trên vành tay lái còn là nơi bố trí một số bộ phận bắt buộc phải có khác
của ô tô như công tắc còi, công tắc signal, túi khí bảo vệ người lái khi xẩy ra sự cố như tai nạn…v…v…
Mặc dù trên hầu hết các hệ thống lái ngày nay đều được trang bị bộ trợ lực lái nhưng vành lái cũng cần phải đủ vững chắc để có thể truyền được mô men yêu cầu lớn nhất kể cả khi bộ trợ lực bị hư hỏng. Ngoài ra vành lái cũng cân phải đảm bảo tính thẩm mỹ.
Hình vành tay lái
hình cấu tạo vành tay lái
1 – Xương bằng thép, 2 – Vỏ bọc bằng cao su.
2. Trục lái:
Trục lái bao gồm trục lái chính làm nhiệm vụ truyền mô men quay từ vành lái đến hộp số lái và ống đỡ trục lái để cố định trục lái vào thân xe. Đầu trên của trục lái chính được làm thon và xẻ răng cưa và vành lái được siết chặt vào trục lái bằng đai ốc. Đầu dưới của trục lái chính nối với cơ cấu lái bằng khớp nối mềm hoặc khớp các đăng để giảm thiểu việc truyền chấn động từ mặt đường lên vành tay lái.
Ngoài chức năng truyền mô men quay từ vành lái xuống hộp số lái trục lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác của ô tô như: Cần điều khiển hệ thống đèn, cần điều khiển hệ thống gạt nước, cơ cấu nghiêng tay lái, cơ cấu hấp thụ va đập, cơ cấu khoá tay lái, cơ cấu trượt tay lái…. Các cơ cấu này giúp cho người điều khiển thoải mái khi di chuyển ra vào ghế lái và có thể điều chỉnh vị trí tay lái cho phù hợp với khổ người .
Trục lái cần phải đảm bảo đủ cứng để truyền mô men điều khiển nhưng lại phải đảm bảo giảm rung động trong hệ thống lái, không gây rung, ồn trong buồng điều khiển cơ cấu điều khiển hệ thống lái cần có kết cấu gọn, bố trí hợp lí, đồng thời có khả năng đàn hồi tốt theo phương dọc xe để hạn chế tổn thương có thể xẩy ra khi gặp tai nạn. Hiện nay kết cấu trục lái rất đa dạng, đa số các xe sử dụng loại trục gẫy được cấu tạo từ các trục có các khớp các đăng nối trục.[8]
Cấu tạo một trục lái.
1 - Vành lái. 4 - Vỏ trục lái. 6 - Trục các đăng.
2 - Cụm công tắc gạt mưa. 5 - Khớp các đăng. 7 - Khớp cao su.
3 - Cụm khóa điện.
Kết cấu một số kiểu trục lái:
Hình 2. Kết cấu trục lái.
1 - Khớp các đăng. 3 - Trục lái chính.
2 - Trục trung gian có khớp nối dài. 4 - Vỏ trục lái.
5 -Vỏ cao su chắn bụi.
Trên trục trung gian có lắp khớp then để giảm thiểu những rung động dọc trục truyền lên vành lái. Trên các loại xe có hệ thống treo phụ thuộc cơ cấu lái được lắp cố định trên trên dầm cầu, khi xe chuyển động trên đường không bằng phẳng dầm cầu sẽ rung động làm cho khoảng cách từ cơ cấu lái tới vành lái bị thay đổi, khớp then sẽ khắc phục được những thay đổi này đảm bảo cho quá trình truyền mô men từ vành lái xuống cơ cấu lái một cách liên tục.
Ngoài ra trong trường hợp cần thiết như xẩy ra va chạm trên đường trục lái có thể co ngắn lại làm giảm thương tích mà vành lái gây ra cho người lái. Trên hình (2) giới thiệu kết cấu của một khớp then với biện dạng then hình thang. Then ngoài
của nạng bị động ăn khớp với then trong của nạng chủ động, khi cơ cấu lái dịch chuyển nạng bị động sẽ dịch chuyển lên trên bảo đảm cho trục lái chính không bị ảnh hưởng.
Hình 3. Kết cấu của khớp then trên trục trung gian.
1 - Nạng chủ động. 3 - Then ngoài.
2 - Then trong. 4 - Nạng bị động.
Góc nghiêng giữa các trục dẫn động lái nằm trong khoảng (10o ÷ 20o). Trong truyền động lái sử dụng loại các đăng kép bao gồm hai các đăng đơn như trên hình (H.1). Các đăng đơn có cấu tạo khá đơn giản bao gồm hai nạng liên kết với nhau bằng một trục chữ thập, sử dụng bạc lót hay ổ bi kim bôi trơn bằng mỡ, nhờ trục các đăng có thể thiết kế trục lái có hình dàng phù hợp với không gian và các bộ phận xung quanh.
Ngoài khớp các đăng trục lái của một số loại xe ngày nay có sử dụng loại khớp mềm. Khớp nối mềm được làm bằng vật liệu cao xu nhờ đó đường tâm của trục lái và trục đầu vào cơ cấu lái có lệch nhau một góc nhất định. Cao xu trong khớp có chức năng hấp thụ một phần rung động và giữ cho vành lái ít bị rung.
Hình 4. Cấu tạo trục chữ thập.
Hình 5. Hình vẽ phối cảnh khớp các đăng sử dụng trong truyền động lái.
1 - Trục chủ động. 3 - Bac lót.
2 - Trục chữ thập. 4 - Trục bị động.
1) Cơ cấu hấp thụ va đập:
Trong trục lái có một cơ cấu hấp thụ va đập cơ cấu này sẽ hấp thụ lực tác động lên người lái khi xe bị tai nạn. Khi xe bị đâm cơ cấu này giúp người lái tránh được thương tích do trục lái chính gây ra bằng cách gẫy tại thời điểm bị đâm và giảm va đập thứ cấp tác động lên cơ thể người lái khi cơ thể người lái bị xô vào vành lái do quán tính.
Trục lái hấp thụ va đập bao gồm các kiểu sau:
+ Kiểu giá đỡ uốn cong.
+ Kiểu bi.
+ Kiểu cao su.
+ Kiểu ăn khớp.
+ Kiểu ống xếp.
Trong các kiểu hấp thụ va đập này kiểu giá đỡ uốn cong có kết cấu khá đơn giản và đảm bảo được tính an toàn cho người lái.
Hình 6. Cấu tạo và cách bố trí cơ cấu hấp thụ va đập kiểu giá đỡ uốn cong.
Cơ cấu hấp thụ va đập này bao gồm một giá đỡ phía dưới, giá đỡ dễ vỡ, trục trung gian và tấm hấp thụ va đập. Trục lái được lắp với thanh tăng cứng bảng điều khiển thông qua giá đỡ phía dưới và giá đỡ dễ vỡ. Trục lái được nối với cơ cấu lái thông qua trục trung gian và khớp các đăng.
Cơ cấu hấp thụ va đập này hoạt động như sau:
Khi hộp cơ cấu lái chuyển dịch tức là khi xẩy ra va đập thì trục trung gian co lại do đó làm giảm khả năng trục lái và vành lái nhô lên trong buồng lái. Khi một lực va đập được chuyền vào vành lái trong sự cố đâm xe thì cơ cấu hấp thụ va đập và túi khí giúp hấp thụ va đập của người lái. Trong khi đó giá đỡ dễ vỡ và giá đỡ phía dưới tách ra làm cho toàn bộ trục lái đổ về phía trước. Lúc này tấm hấp thụ va đập bị biến dạng để hấp thụ tác động của va đập thứ cấp
.
Hình7. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu chống va đập.
2) Cơ cấu khoá tay lái:
Hình 8. Sơ đồ cấu tạo của cơ cấu khoá tay lái loại ấn.
Trên hình (H.5) trình bầy sơ đồ cấu tạo của cơ cấu khoá tay lái kiểu ổ khoá ấn.
Đây là cơ cấu vô hiệu hoá vành lái để chống trộm bằng cách khoá trục lái chính vào ống trục lái khi rút chìa khoá điện ra
Trên ổ khoá có 3 vị trí của chìa khoá điện là ON, ACC, LOCK.
Khi chìa khoá điện ở vị trí ACC hay ON thì cữ chặn khoá và thanh khoá bị cam của trục cam đẩy sang phải, cần nhả khoá sẽ tụt vào rãnh trong cữ chặn khoá và thanh khoá dịch chuyển sang chái do vậy ngăn việc khoá vành lái.
Hình 9. Vị trí chìa khoá tại ACC hoặc ON.
Hình 10. Vị trí chìa khoá chuyển từ ON sang ACC.
Khi chìa khoá điện chuyển từ ON sang ACC (tức là tắt động cơ) thì cần nhả khoá sẽ đập vào mép trái của rãnh trong cữ chặn khoá thì cần nhả khoá sẽ đập vào mép trong của cữ chặn khoá ngăn cữ chặn khoá và thanh khoa dịch chuyển sang trái và
do đó ngăn việc khoá vành lái.
Tại vị trí ACC chừng nào chìa khóa điện không bị ấn vào trong thì tấm đẩy sẽ bị lò xo phản hồi của rô to ổ khoá đẩy ra ngoài. Do đó tấm chặn nhô ra ngoài và chạm vào thân khóa ngăn rô to và chìa khoá điện xoay về phía khoá.
Khi ta ấn chìa khoá vao trong tại vị trí ACC ro to và tấm đẩy cũng bị đẩy vào trong. Phần trên của tấm chặn sẽ nhô lên vách chéo của rãnh trong tấm đẩy và phần thấp hơn của tấm đẩy chuyển động vào trong trục cam. Khi đó chìa khoá điện, tấm đẩy và trục cam sẽ tự do xoay theo một khối thống nhất từ vị trí ACC tới vị trí LOCK.
Hình 12. Trạng thái khi ấn chìa khoá vào trong.
Hình 13. Trạng thái khoá vành lái.
Tuy nhiên do đầu của cần nhả khoá vẫn bị chìa khoá giữ xuống nên cữ chặn khoá và thanh khoá không thể dịch chuyển sang trái. Cho tới khi rút chìa khoá điện ra khỏi ổ khoá cần nhả khoá tách ra khỏi cữ chặn khoá và thanh khoá chui vào rãnh
trục lái chính và khoá trục lái chính lại.
Cơ cấu điều khiển điện cho phép trượt và nghiêng tay lái. Cơ cấu này cho phép người lái lựa chọn vị trí vành lái để thích hợp với vị trí ngồi của người lái xe. Điều này rất quan trọng vì trong quá trình lái xe thời gian dài người lái sẽ rất mệt mỏi, một cơ cấu lái tạo cho người lái sự thoải mái sẽ làm giảm bớt sự mệt mỏi và làm giảm nguy cơ xẩy ra tai nạn trên đường.
Hình 14. Cơ cấu nghiêng, trượt tay lái.
Hình 15 Cấu tạo cơ cấu trượt tay lái.
Hình 16. Cấu tạo cơ cấu nghiêng tay lái
.
.
No comments:
Post a Comment