Vài lời chia sẻ....
Mẹ
tôi đã dùng nước sinh tố măng tây, sáng 4 muỗng xúp và tối cũng 4 muỗng
từ hơn 1 tháng nay.
Bà đang phải uống thuốc hóa trị cho bệnh ung thư màng phổi giai đoan 3
và số lượng tế bào ung thư của bà từ 386 đã xuống 125 trong tuần vừa
qua. Vị bác sĩ chuyên gia có nói là bà không cần phải đến
gặp ông ta trong 3 tháng tới đây.
BÀI BÁO:
Nhiều năm trước, tôi có gặp một người đang đi tìm măng tây cho người
bạn bị bệnh ung thư. Anh ta đưa tôi một bản sao bài báo tựa đề “Măng tây
cho bệnh ung thư”, được đăng trên tờ Cancer News
Journal, tháng 12 năm 1979. Tôi chia sẻ cùng các bạn ngay bây giờ như
anh ta đã làm với tôi: tôi là một nhà hóa sinh và chuyên về liên quan
giữa chế độ ăn kiêng và sức khỏe trên 50 năm rồi. Nhiều
năm trước, tôi có biết về sự khám phá của ông Richard R. Vensal,
D.D.S, rằng măng tây có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Từ đó đến giờ, tôi
đã hợp tác với ông ta cho dự án của ông ta. Chúng tôi đã thu
thập được rất nhiều trường hợp rất triển vọng.
Sau đây là vài thí dụ :
Trường hợp thứ 1:
Một
người đàn ông
gần như là không còn hy vọng gì với bệnh Hodgkin (một loại bệnh ung
thư về mạch bạch huyết) đã hoàn toàn mất hết năng lực. Một năm sau khi
chữa trị bằng liệu pháp măng tây, các bác sĩ của ông ta
không thể tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh ung thư và anh ta trở
lại làm việc thật hăng hái.
Trường hợp thứ
2:
Một
thương gia
thành đạt ở tuổi 68 đã bi bệnh ung thư bàng quang từ 16 năm rồi. Sau
nhiều năm điều trị, kể cả xạ trị không kết quả, ông ta chuyển qua măng
tây. Sau 3 tháng, các xét nghiệm cho thấy khối u trong
bàng quang đã biến mất và thận của ông ta hoạt động bình thường
Trường hợp thứ 3:
Một
người đàn ông
bị ung thư phổi. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1971, ông ta được đưa lên bàn
mổ nhưng vì căn bệnh đã phát triển quá nhiều nên không thể tiến hành
cuộc giải phẫu được. Các bác sĩ tuyên bố trường hợp của
ông ta không còn hy vọng gì. Vào ngày 5 tháng 4, ông ta nghe nói đến
liệu pháp măng tây và bắt đầu uống ngay tức thì. Đến tháng 8, các phim X
quang cho thấy các dấu hiệu của bệnh ung thư đã biến
mất và ông ta trở lại công việc kinh doanh của mình.
Trường hợp thứ 4:
Một
phu nữ bị bệnh
ung thư da từ nhiều năm. Sau đó bệnh này đã chuyển sang nhiều hình
thức ung thư khác nhau mà vị bác sĩ chuyên gia cho là đã phát triển
nhiều rồi. Sau 3 tháng dùng măng tây, vị bác sĩ chuyện gia cho
biết da bà ta trông rất tốt và không còn các vết tổn thương nữa. Bà
này còn cho biết liệu pháp măng tây còn chữa căn bệnh thận của bà, mắc
phải từ năm 1949. Bà ta đã làm 10 cuộc giải phẩu lấy sỏi
thận và bà cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ về tình trạng thận
không thể giải phẩu ở giai đoạn cuối. Bà quy cho liệu pháp măng tây đã
chữa khỏi bệnh thận của bà.
Tôi không ngạc nhiên lắm về các kết quả, vì theo “Các yêu tố về
materia medica” được xuất bản vào năm 1854 do một ông Giáo sư của Trường
Đại học Pennsylvania, nói rõ là măng tây là một phương thuốc
dân gian để làm tan các sỏi thận. Hãy chú ý đến ngày tháng !
Chúng tôi còn có nhiều trường hợp khác nữa nhưng ngành y tế đã can
thiệp vào việc chúng tôi thu thập các hồ sơ. Vì thế, chúng tôi mới kêu
gọi các độc giả hãy phổ biến các thông tin rất hữu ích này
để giúp đỡ chúng tôi thu thập thật nhiều chứng cứ về các thành tích
bệnh sử để áp đảo các người hoài nghi của ngành y tế cho một thứ liệp
pháp rất không thể tin được, đơn giản và tự nhiên
này.
CÁCH SỬ DỤNG:
Măng tây phải được nấu chín trước khi dùng. Vì thế, măng tây đóng hộp
vừa tươi và tiện lợi. Tôi có liên hệ với 2 công ty đóng hộp măng tây,
Giant và Stokely, và tôi rất hài lòng vì 2 nhãn hiệu này
không có sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản. Bỏ các cọng
măng tây vào máy xay sinh tố và đánh cho nhừ, sau đó cất vào trong tủ
lạnh.
Cho người bệnh uống 4 muỗng canh, 2 lần trong ngày, sáng và chiều
tối.
Thường thì sau 2 - 4 tuần người bệnh sẽ thấy sức khỏe được cải
thiện.
Người
bệnh cũng có thể pha loãng trong nước nóng hoặc nước lạnh để uống. Liều
lượng này
được ấn định căn cứ trên các thí nghiệm thực tế nhưng dùng lượng nhiều
hơn cũng không có hại gì hết mà đội khi rất cần thiết trong vài trường
hợp.
Với
tư cách là một nhà hóa sinh, tôi tin chắc rằng câu châm ngôn cổ xưa
rằng “ Cái gì điều
trị được thì có thể phòng ngừa được”. Căn cứ theo lý thuyết này mà vợ
chồng chúng tôi thường dùng purée măng tây như là thức uống trong các
bữa cơm. Chúng tôi dùng 2 muỗng canh được pha trong nước
để hợp khẩu vị của chúng tôi cho các bữa ăn sáng và tối. Tôi thì thích
uống nóng trong khi vợ tôi thì thích lạnh. Từ nhiều năm rồi, chúng tôi
thường cho xét nghiệm máu trong các lần kiểm tra sức
khỏe.
Trong lần kiểm tra máu sau cùng do một ông bác sĩ chuyên về dinh dưỡng
liên quang đến sức khỏe, cho thấy có nhiều cải thiện đáng kể trong các
thành phần trong máu khác với lần trước đó và chúng tôi
có thể khẳng định rằng các cải thiện đó không do cái gì khác hơn là
măng tây. Tôi có làm một nghiên cứu sâu rộng về các nét đặc trưng của
các bệnh ung thư và các phương pháp chữa trị được đề nghị.
Và với kết luận cuối cùng, tôi tin chắc rằng măng tây phú hợp nhất cho
các lý thuyết về ung thư.
Măng tây có chứa một số lượng lớn protein gọi là histones mà tôi tin
là rất tích cực trong kiểm soát sự phát triển của tế bào. Vì lý do đó,
tôi tin là ta có thể nói măng tây có chứa một chất mà tôi
tạm gọi là chất bình thường hóa cho sự phát triển tế bào. Tầm quan
trọng của tác động trên bệnh ung thư cũng không khác như là nhiệm vụ của
một loại thuốc bổ cho cơ thể. Không để ý đế lý thuyết,
trong hoàn cảnh này, măng tây được dùng theo đề nghị của chúng tôi, là
một chất vô hại. Cơ quan FDA (Cơ quan kiểm tra thực phẩm và dược phẩm
của Hoa Kỳ) không có lý do gì ngăn cản bạn dùng một thứ
mà chỉ có đem lại điều tốt mà thôi. Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ đã
báo cáo là trong măng tây có chứa chất glutathione, được xem như là chất
chống sinh ung thư và chống oxy rất hiệu
nghiệm.
Xin các bạn hãy phổ biến thông tin này....
.
(VLP dịch)
VÀI THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN MĂNG TÂY TỪ CÁC BÀI BÁO
VIỆT:
Măng tây
Măng tây được chia thành 2 loại xanh và trắng. Chúng ta có thể tìm thấy mangan,
magnesium, sélenium, vitamin B1, B2, B3, B6, B9, C, A, E..., tóm lại là rất nhiều thành phần kháng ô xy hóa quan trọng trong đọt măng tây.
Tính năng
Tác
dụng nhuận trường là không thể chối bỏ và được biết đến trong màng tế
bào,
trong việc giảm và thải bỏ sỏi thận, a xít uric (thấp khớp, thoái hóa
khớp dạng thấp, thống phong...). Trong cơ chế hoạt động của tim - thận.
Trong các trường hợp này, nước ép măng tây được dùng
như một thức uống giúp thanh lọc, phục hồi khoáng chất, làm loãng máu,
làm chậm lại trạng thái kích thích của tim. Măng tây tác động thải lọc
gan và tất cả hệ thống thải như phổi, gan, ruột, da. Nó
có tác động tốt cho hệ nội tiết.
Tuy
nhiên, tính năng mà có lẽ người ta chú ý đến nhất là đối với ung thư. A
xít
folic (vitamin B9) có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tá
tràng và tử cung. Glutathion là một protein nhỏ và thành phần kháng oxy
hóa cực mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phát triển của
ung thư. Một cuộc phân tích đối với 38 loại rau cải cho thấy măng tây
tươi nấu chín đã đứng đầu danh sách về hàm lượng glutathion. Nhiều người
đã dùng măng tây để trị liệu lâu dài chống ung thư và
họ đã thấy hiệu quả rất khả quan. A xít folic cũng rất quý báu để ngăn
ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nó làm giảm tỷ
lệ homocystéine máu - vốn là thành phần tích tụ làm
tổn thương động mạch và hình thành khối máu đông.
Măng
tây rất giàu inulin, một probiotic giúp cho các lợi khuẩn trong ruột
khỏe
mạnh. Măng tây còn giàu steroid, phytoestrogen, kích thích sản xuất
testosteron (nội tiết tố nam). Theo một số tài liệu, người thời Trung cổ
đã từng sử dụng măng tây như một liều thuốc gây hưng
phấn tình dục.
Thưởng thức
Có
thể chế biến
măng tây theo nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là luộc. Khi luộc măng
nên để lửa nhỏ, ít nước và vớt ngay khi vừa chín tới. Ngoài ra còn có
các món như canh măng cua, bò cuộn măng tây, salad măng
tây, sò điệp xào măng tây... Những người dùng măng tây trị liệu ngăn
ngừa ung thư thì thường nấu chín và xay nhuyễn để dùng hằng ngày.
Minh Quân
Nguồn Thanh Niên
Online 04/07/2012
Ngừa nhiều bệnh nhờ măng tây
(TNO) Tin vui cho những ai thích ăn măng tây khi các
chuyên gia phát hiện thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Theo hãng tin Times News Network dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, măng
tây chứa nhiều chất xơ và protein, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch.
Măng tây còn chứa hợp chất kháng viêm, được biết có công dụng giúp ngừa bệnh tim
và thậm chí cả bệnh tiểu đường loại 2.
Hàm lượng chất chống ô xy hóa dồi dào trong măng tây giúp bảo vệ da khỏi tác hại
của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí và lão hóa sớm.
Vitamin K có trong măng tây có tác dụng làm đông máu và tăng cường chất
xương.
Những ai đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu nên ăn măng
tây vì nguồn phong phú vitamin B trong măng tây giúp điều chỉnh lượng đường.
Măng
tây xanh còn chứa
vitamin A có tác dụng cải thiện thị lực kali cho thận hoạt động thông
suốt và các khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Huỳnh Thiềm
Nguồn Thanh Niên
Online 04/11/2013
Sung mãn hơn nhờ măng tây
Măng tây là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các nước Âu, Mỹ... Tại Việt
Nam, măng tây được trồng ở một số tỉnh miền Bắc, Đà Lạt... Các món ăn từ măng tây ngon, bổ và giúp chuyện ấy thêm sung mãn.
Măng
tây là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng, đồng thời còn là một dược liệu
quý.
Thành phần dinh dưỡng của măng tây gồm có chất đạm, chất béo, chất xơ,
canxi, sắt, kẽm, đồng, axit folic,... Trong măng tây còn chứa nhiều
dưỡng chất có tác dụng tăng ham muốn tình dục ở nữ như
vitamin E, vitamin A, vitamin C, kali và vitamin B6 - chất này có vai
trò quan trọng trong việc sản xuất testosterone (hormon của sự ham muốn
tình dục). Ngoài ra, măng tây còn được xem là thực phẩm
giúp lợi tiểu, giúp chữa trị táo bón, giảm stress, tăng cường sức khỏe
tình dục.
Măng
tây có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: salad măng
tây, măng
tây xào với thịt bò, gà, tôm, hay các món nướng, hầm, súp, nộm... Các
món ăn từ măng tây có vị giòn mát của các loại rau củ hòa cùng vị ngọt
tự nhiên của đạm động vật tạo nên một món ăn bổ dưỡng và
hấp dẫn.
Măng
tây xào ngô nấm: măng tây, hạt ngô làm sạch, nấm đông cô rửa sạch, ngâm
nước.
Cho măng tây và nấm vào chần qua nước sôi. Băm tỏi nhỏ, phi thơm tỏi,
cho ngô hạt vào chảo xào với dầu hào cho đến khi ngô gần chín thì cho
nấm đông cô vào xào cùng. Sau đó cho măng tây vào xào
nhanh là được. Ăn nóng.
Súp
măng tây, bắp non: măng tây thái và rửa sạch, ngô non thái miếng vừa
ăn. Cho
măng tây, ngô, thịt cua vào cùng, đảo nhanh tay, đổ nước dùng, gia vị
vào và đun sôi. Trứng đập đổ từ từ vào nồi và khuấy nhanh cho tan đều,
đổ nhẹ nhàng hỗn hợp tinh bột ngô hòa tan với ít nước
vào nồi và khuấy đều. Đun sôi cho đến khi món ăn hơi sánh là được. Ăn
nóng.
Tôm
xào măng tây: măng tây rửa sạch, cắt khúc dài 6 - 7cm, chẻ đôi. Cải
thảo cắt
miếng dài 6 - 7cm. Cà rốt cắt mỏng. Tỏi xắt lát mỏng. Cho tỏi vào phi
thơm rồi thêm tôm vào xào nhanh tay đến khi tôm chín thì xúc ra đĩa, để
riêng. Cho cà rốt vào xào, thêm ít nước cho cà rốt mềm
và không bị cháy chảo. Sau đó trút măng tây vào xào sơ. Cuối cùng bạn
cho cải thảo và tôm vào xào nhanh tay là được.
Lưu ý:
Để
món ăn ngon, nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn...). Khi
chế biến
nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Nên chẻ măng ra để nấu sẽ thấm gia vị
nhiều hơn. Hoặc có thể chế biến theo cách sau: Măng tây non rất giòn, có
thể bẻ cong cọng măng để lấy phần non. Phần còn lại, có
thể thêm chút đường phèn nấu nước uống, có tác dụng lợi tiểu và giải
độc gan rất tốt. Nếu không thể nấu ngay, có thể phơi khô măng tây để
dành.
Nguồn: Sức khỏe
và đời sống 06/01/2014
.
.
.